Lượt xem: 231

Thạnh Trị chọn mô hình chăn nuôi bò làm hướng thoát nghèo bền

Phát huy lợi thế của huyện thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Thạnh Trị chú trọng. Với việc đầu tư chuồng trại tại hộ gia đình, đồng thời tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn chính nên mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Kết quả rõ nét nhất chính là đến nay nhiều hộ gia đình đã cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.



Ông Võ Văn Lới - ấp Bào Cát, thị trấn Hưng Lợi đang chăm sóc đàn bò. Ảnh Hồng Duyên

    Ông Võ Văn Lới - ấp Bào Cát, thị trấn Hưng Lợi đã gắn bó với nghề nuôi bò thịt trên 10 năm nay. Trước đây gia đình khó khăn, 2 công ruộng được cha mẹ cho ra riêng không đủ trang trải 7 miệng ăn trong nhà, nên quanh năm gia đình ông phải làm thuê thêm nhiều nghề. Năm 2005 được địa phương hỗ trợ cho vay vốn phát triển chăn nuôi, ông đã chọn nuôi bò để làm hướng thoát nghèo. Nhờ cần cù, chịu khó, tận dụng đất xung quanh nhà để trồng cỏ làm nguồn thức ăn, đến nay đàn bò của ông đã lên đến chục con. Ông vừa xuất bán 7 con bò thịt được trên 100 triệu đồng và cất lại ngôi nhà khang trang. Ông Lới phấn khởi cho biết: “Nhờ địa phương hỗ trợ nên giờ cuộc sống khấm khá hơn, tôi nhận thấy đây là mô hình giúp bà con thoát nghèo rất bền vững, sắp tới tôi sẽ tiếp tục phát triển đàn bò để tăng thu nhập cho gia đình”.

    Việc khuyến khích các hộ chăn nuôi khai thác bãi chăn thả trên các đồng cỏ tự nhiên, đồng thời chủ động nguồn thức ăn tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp đã thúc đẩy đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo được nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ngoài phát triển về số lượng thì người chăn nuôi cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò. Việc thay thế giống bò cỏ truyền thống bằng giống bò lai đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Nhiều hộ chăn nuôi bò chia sẻ: “Từ khi cải thiện chất lượng giống chúng tôi thấy nuôi bò mang lại hiệu quả rất cao, bà con ở đây giờ không chỉ chú trọng số lượng mà chất lượng cũng được coi là ưu tiên hàng đầu, có như vậy thì mới phát triển bền vững được”.

    Có thể nhận thấy, mô hình chăn nuôi bò đối với nhiều hộ gia đình ở huyện Thạnh Trị hiện nay không còn là nguồn kinh tế phụ, giải quyết thời gian lao động nông nhàn mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lời. Đồng thời, với việc giá bò luôn ổn định nên nhiều nông dân, đặc biệt đối với những hộ nuôi với quy mô vừa và nhỏ cũng thu về hiệu quả kinh tế cao. Do vậy việc định hướng cho mô hình phát triển bền vững này đang được 1 số địa phương trên địa bàn huyện chú trọng và chọn đây là mô hình giúp bà con, đặc biệt là bà con Khmer giảm nghèo bền vững. Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị cho biết thêm: “Đàn bò ở huyện Thạnh Trị hiện có gần 10.000 con. Bên cạnh phát triển đàn, huyện cũng chú trọng hướng dẫn hộ chăn nuôi làm hầm ủ biogas để vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ  môi trường nông thôn”.
Trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Thạnh Trị thì con bò được chọn là một trong những vật nuôi chủ lực giúp phát triển kinh tế hộ, do đó thời gian tới Thạnh Trị sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình chăn nuôi bò, tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ cho bà con thiếu vốn nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 – 3 %/năm.
Hồng Duyên


Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 76
  • Hôm nay: 7650
  • Trong tuần: 78,357
  • Tất cả: 11,801,677